Lưu ý gì trong thiết kế phòng khách liền bếp?
Xu hướng phòng khách liền bếp ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở hiện đại nhờ khả năng tối ưu diện tích, tạo sự thông thoáng và kết nối không gian. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng, việc thiết kế kiểu không gian mở này cần có những tính toán hợp lý. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn sở hữu một phòng khách liền bếp đẹp, tiện nghi và hài hòa.
Xu hướng thiết kế phòng khách liền bếp là gì?
Phòng khách liền bếp là xu hướng thiết kế hiện đại, trong đó hai khu vực chức năng này được kết nối liền mạch mà không có tường ngăn. Kiểu thiết kế này giúp tối ưu diện tích, tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn và tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Xu hướng này đặc biệt phù hợp với căn hộ chung cư, nhà phố hoặc những không gian có diện tích hạn chế. Để tạo sự hài hòa, thiết kế phòng khách liền bếp thường chú trọng đến sự đồng bộ về màu sắc, vật liệu và bố cục. Ngoài ra, các giải pháp như hệ tủ bếp thông minh, đảo bếp đa năng, vách ngăn nhẹ hoặc quầy bar nhỏ cũng được ứng dụng để phân chia không gian một cách tinh tế, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa tối ưu công năng sử dụng.
>>>Xem thêm: 10 mẫu tủ bếp 2 tầng thiết kế đẹp, hiện đại, khoa học
Những lưu ý trong thiết kế phòng khách liền bếp
Trên thực tế không phải gia đình nào cũng xây dựng gian bếp tách biệt, gian bếp mở nối liền với phòng khách cũng là lựa chọn được nhiều gia đình lựa chọn bởi nó khá thuận tiện và mang đến cảm giác gắn kết các thành viên trong gia đình.
Cần lưu ý một vài yếu tố sau khi lựa chọn thiết kế này:
- Lưu ý các thiết bị thông gió và khử mùi: Mặc dù có nhiều tiện lợi trong việc bố trí không gian, nhưng đi với đó cũng có nhiều bất cập trong việc không ngăn được mùi giữa hai phòng. Quá trình nấu nướng có thể làm bay ra không gian phòng khách nhiều mùi đồ ăn, gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các thiết bị thông gió và khử mùi để hạn chế mùi thức ăn bay ra ngoài, mang đến không gian thoáng đãng và sạch sẽ hơn.
- Nên phân chia bố cục không gian hợp lý: Với một không gian chung, cần phân chia không gian hợp lý để cả phòng khách và bếp đều có thể sử dụng được đúng các chức năng của mình. Bếp thường cần nhiều không gian lưu trữ, vì vậy hãy lên kế hoạch cho các tủ, kệ thông minh, đặc biệt là trong không gian mở để đảm bảo tính tiện nghi mà không làm mất đi tính thẩm mỹ.
Kiểu phong cách này giúp tận dụng tối đa không gia sinh hoạt - Lựa chọn các vật liệu dễ lau chùi và bảo trì: Đặc biệt trong bếp, bạn cần sử dụng các vật liệu dễ dàng làm sạch như đá, gỗ công nghiệp chống nước hoặc thép không gỉ để bảo trì lâu dài và dễ dàng.
- Lựa chọn các gam màu sắc trung tính đến sáng: Vì sử dụng không gian chung, nên bạn cần lựa chọn những gam màu sáng tạo cảm giác thoáng đãng, mở rộng không gian sử dụng mang tính thị giác. Chọn màu sắc cho phòng khách và bếp sao cho phù hợp và tạo sự liên kết giữa hai không gian. Màu trung tính như xám, trắng, be hoặc tông màu gỗ tự nhiên có thể giúp cả hai không gian hòa hợp.
- Tận dụng ánh sáng thiên nhiên nếu có thể: Hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ lớn hoặc cửa kính. Cũng cần có hệ thống chiếu sáng hợp lý, bao gồm đèn trần, đèn bàn, và đèn dưới tủ bếp để tạo không gian sáng sủa và dễ chịu.
>>>Xem thêm: 10 mẫu thiết kế bếp nhỏ 2m tối ưu không gian
Cần lưu ý những đặc điểm trên để có một không gian phòng bếp và mở liên kết với phòng khách vừa đảm bảo công năng sử dụng, tính thẩm mỹ mà lại còn thuận tiện trong quá trình sử dụng. Chúc các bạn có một căn bếp đẹp như ý cho gia đình mình!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!