Các Loại Gỗ Công Nghiệp Làm Tủ Bếp MFC, MDF, HDF… So Sánh Ưu, Nhược Điểm
Các loại tủ bếp được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp đang ngày càng nhận được nhiều ưa thích từ người tiêu dùng vì có giá thành rẻ, độ bền cao và mang đến tính thẩm mỹ vượt trội cho không gian bếp của bạn. Vậy có các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp nào? Đặc điểm của chúng ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng VINAKIT theo dõi bài viết dưới đây.
Tủ bếp gỗ công nghiệp là gì?
Tủ bếp gỗ công nghiệp là một loại nội thất được sử dụng khá phổ biến hiện nay và lựa chọn của nhiều người tiêu dùng hiện đại.
Đây là loại tủ được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp, loại gỗ này sẽ được dán ép thông qua một loại keo đặc biệt để tạo thành một thể thống nhất, bền chặt, bên ngoài được phủ một lớp Melamine, Acrylic, sơn phủ, sơn bệt, Veneer… với khả năng bảo vệ lõi gỗ vượt trội, chống ẩm, chống thấm, chống trầy xước và tạo nên nhiều màu sắc ấn tượng, giúp sản phẩm thích hợp với hầu hết mọi thiết kế không gian của bạn.
Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như được thi công với nhiều kiểu dáng, thiết kế khác nhau, có khả năng sử dụng lâu dài lên đến 15 – 20 năm, giá thành cũng tương đối phải chăng và dàng tháo lắp đặt.
Xem thêm: Tủ bếp gỗ công nghiệp có tốt không? Đánh giá ưu nhược điểm
Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp phổ biến hiện nay
Không có một quy định cụ thể nào về các loại gỗ công nghiệp được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất tủ bếp. Nhưng ngày nay, để mang đến hiệu quả sử dụng tốt nhất, có 3 loại gỗ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là MFC, MDF, HDF… Đây đều là những loại gỗ có độ bền cao, có khả năng chống ẩm tốt.
Tủ bếp làm bằng gỗ công nghiệp MFC
MFC (Melamine Face Chipboard) là một loại gỗ xuất hiện rộng rãi trong lĩnh vực trang trí nội thất. Bên trong được đúc kết từ lõi gỗ ván ép hoặc ván gỗ dăm, trên bề mặt được phủ một lớp nhựa Melamine.
Lõi gỗ này được sản xuất từ nhiều loại cây như bạch đàn, cao su, keo… Các loại gỗ tự nhiên này sẽ được đưa vào xử lý bằng cách băm vụn, sau đó được trộn đều với keo, cuối cùng đem vào máy nén với áp lực và cường độ cao một thời gian nhất định để tạo thành ván gỗ MFC. Loại ván gỗ này có kết cấu vô cùng chắc chắn, dễ dàng gia công nên được sử dụng cho rất nhiều nội thất trong gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, giá sách, tủ bàn ghế…
Gỗ MFC được chia thành 3 loại chính:
- Gỗ thường: Có đến hơn 80 màu với nhiều loại trơn và hoa văn cho quý khách hàng thoải mái lựa chọn.
- Gỗ chống ẩm: Lõi bên trong được thiết kế màu xanh hòa lẫn với nhiều màu sắc khác, lõi này có chức năng chống thấm, chống ẩm tốt, vì vậy chúng thường được sử dụng nhiều cho các loại nội thất ngoài trời hoặc những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Gỗ phối hai màu: Là loại ván gỗ được thiết kế với hai màu sắc riêng biệt, nhưng hai màu sắc được phối ngẫu nhiên với nhau nên chúng ta không thể phân biệt được biên giới rạch ròi giữa các màu sắc này. Loại gỗ này có thiết kế tinh tế, sắc sảo, giúp mang đến tính thẩm mỹ cao cho nội thất sử dụng.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC:
- Loại gỗ được sản xuất với bằng cách đóng ép với cường độ cao, được đóng đinh cẩn thận nên tạo độ chắc chắn tốt nhất.
- Nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng, thích hợp sử dụng với hầu hết thiết kế nội thất tại không gian sống của bạn.
- Bề mặt phủ Melamine với khả năng bám tốt, chống trầy xước hiệu quả.
- Nhờ khả năng xử lý công nghệ cao, tủ gỗ MFC hoàn toàn không bị công vênh trong quá trình sử dụng.
- Có dòng lõi xanh với chức năng chống ẩm, chống thấm nước vượt trội.
- Khả năng chống cháy tốt.
- Tuổi thọ sử dụng lâu dài, có thể lên đến 15 – 20 năm.
- Dễ dàng lắp đặt, thời gian thi công nhanh.
- Nhiều kích thước cho bạn thoải mái lựa chọn.
- Giá thành rẻ hơn so với các dòng gỗ khác như MDF, HDF…
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC:
- Cạnh tủ không được thiết kế liền mạch nên phải được dán bằng PVC, nếu không bảo quản tốt có thể khiến mối mọt xâm nhập.
- Màu sắc, hoa văn đa dạng nhưng không ấn tượng, có độ lì cao nên không mang đến cảm giác tự nhiên.
- Lớp Melamine bọc bên ngoài khá mỏng, nếu xảy ra va chạm mạnh có thể nhìn thấy lõi gỗ bên trong.
Để loại tủ bếp gỗ công nghiệp MFC có thể sử dụng lâu dài và giữ được tính thẩm mỹ cao, trong quá trình sử dụng cần thực hiện vệ sinh, lau chùi bụi bẩn thường xuyên ví nếu để bụi bám quá lâu sẽ sinh ra vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt xâm nhập. Thực hiện đánh bóng gỗ định kỳ 3 – 4 lần/ năm và chỉ nên sử dụng các loại nước lau chuyên dụng để tránh làm hỏng bề mặt.
Xem thêm: Nên dùng MFC hay MDF An cường phủ Melamine làm nội thất?
Tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp MDF
MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay để thay thế cho sự khan hiếm các loại gỗ tự nhiên khác. Với giá thành hợp lý và nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ MDF này xuất hiện trong nhiều loại nội thất tại gia đình, trong đó có tủ bếp.
Các loại gỗ tự nhiên sau khi được khai thác sẽ được mang đi bào sợi bằng máy khử rung, sau đó sẽ được trộn với keo kết dính và các loại sáp để tạo thành một hỗn hợp kết dính, cuối cùng được đưa vào máy nén cường độ và áp lực cao để tạo thành ván gỗ công nghiệp MDF.
Trong đó, thành phần lõi gỗ thường được chia theo tỉ lệ 75% bột sợi gỗ, 10 – 15% keo kết dính, 5 – 10% nước và 1% chất phụ gia khác. Kết cấu này giúp bề mặt ván gỗ có khả năng phẳng và mịn hơn so với gỗ công nghiệp MFC bởi vì được cấu thành từ những sợi gỗ nhuyễn.
Gỗ MDF hiện đang được sản xuất với 3 loại chính là:
- Gỗ thường: Thường nổi bật với màu sắc của bột gỗ tự nhiên, không có khả năng chống ẩm như lõi gỗ xanh, chủ yếu sử dụng cho những vị trí thông thoáng, khô ráo, không tiếp xúc nhiều với môi trường nước, tuy nhiên có giá thành khá rẻ.
- Gỗ chống ẩm: Được thiết kế với lõi xanh chống ẩm, có độ bền cao, thích hợp ở những vị trí có độ ẩm cao, thích hợp lắp đặt ngoài trời hoặc những nơi phải tiếp xúc với nước. Không bị nứt với vỡ khi nhiệt độ môi trường thay đổi, ngăn mốc và sự xâm nhập của mối mọt hiệu quả.
- Gỗ chống cháy: Loại gỗ ván này được sản xuất với phần lõi màu đỏ, có khả năng chống cháy vượt trội, thường được sử dụng để làm nội thất tại những vị trí cần được bảo vệ an toàn như nhà bếp, văn phòng, nhà kho, chung cư…
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF:
- Được thiết kế với nhiều kích thước, độ dày dao động từ 2.3mm – 25mm, thích hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
- Đa dạng màu sắc, hoa văn, dễ dàng ứng dụng cho phong cách riêng biệt, mang đến tính thẩm mỹ cao cho các vị trí sử dụng.
- Quá trình gia công được thực hiện với kỹ thuật cao, ván gỗ được ép chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh khi sử dụng.
- Nguyên liệu sử dụng là gỗ tự nhiên bào sợi nên tạo được độ mướt mịn cho bề mặt tủ.
- Dễ dàng sơn phủ bề mặt hoặc sử dụng các phương pháp dán nhựa khác như melamine, acrylic, veneer, laminate…
- Có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, có khả năng chống cháy, chống ẩm, chống xước hiệu quả.
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều cho các dòng gỗ tự nhiên.
- Ngoài tủ bếp, có thể sử dụng để làm các loại nội thất khác như giường ngủ, bàn trang điểm, giá sách, tủ quần áo, kệ tivi…
- Gia công nhanh chóng, lắp ráp dễ dàng.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF:
- Loại gỗ MDF thường sẽ có khả năng chống thấm khá kém, vì vậy chỉ sử dụng được ở những nơi khô ráo.
- Có độ cứng và độ giòn cao, không dẻo dai như các dòng gỗ tự nhiên nên không thể chạm trổ mà chỉ có thể sơn hoặc phủ nhựa.
- Màu sắc và hoa văn không đặc sắc, cũng không tự nhiên.
- Độ dày tối đa thường ở mức 25mm, vì vậy nếu cần độ dày cao thì phải ghép nhiều sản phẩm ván gỗ lại, điều này có thể gây tốn thêm chi phí và thời gian.
Khi sử dụng gỗ MDF trong lĩnh vực sản xuất tủ bếp, người sử dụng có thể hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính đa dụng của chúng. Với nhiều ưu điểm vượt trội và giá thành phải chăng, loại gỗ này hiện đang là một trong những lựa chọn tối ưu về nhiều mặt, hoàn toàn phù hợp với hầu hết thiết kế không gian bếp của bạn.
Xem thêm: Báo giá tủ bếp MDF lõi xanh An Cường: Thi công trọn gói uy tín
Tủ bếp chất liệu gỗ công nghiệp HDF
HDF (High Density Fiberboard) cũng là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Đây là một loại ván gỗ ép có chất lượng khá tốt, là một lựa chọn hoàn hảo cho các nhu cầu thi công nội – ngoại thất.
Nhìn chung, so với các loại gỗ ván như MFC, MDF thì gỗ HDF có nhiều tính năng vượt trội hơn. Thành phần của chúng chiếm đến 80 – 85% sợi gỗ tự nhiên, còn lại là keo dính và các chất phụ gia giúp tạo thành một kết cấu chắc chắn, bền vững nhất.
Một ưu điểm nổi trội của loại ván gỗ này là hầu hết chúng đều được sản xuất theo tiêu chuẩn E1, tiêu chuẩn này được dùng để đảm bảo các sản phẩm ván gỗ có độ cứng cao, có tính an toàn vượt trội, đảm bảo thành phần lượng gỗ tự nhiên đúng chuẩn, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và bảo vệ môi trường.
Quá trình sản xuất loại ván gỗ này cũng tương đối đa dạng, các loại gỗ thừa, gỗ vụn sau khi được sử dụng để sản xuất các loại nội thất khác sẽ được ứng dụng để chế tạo gỗ công nghiệp HDF.
Gỗ sau khi được làm vụn sẽ được mang đi luộc rồi sấy khô với nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ C, sau đó được trộn với keo và chất phụ gia để tạo thành hỗn hợp đặc, sử dụng áp lực từ 850 – 870 kg/cm2 để ép chặt tạo thành những tấm ván gỗ chắc chắn. Những tấm ván gỗ này thường có kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm.
Gỗ công nghiệp HDF thường được sản xuất với hai loại chính:
- Gỗ HDF lõi trắng: Là loại gỗ dán ép được giữ nguyên màu sắc đặc trưng của gỗ tự nhiên mà không qua bất cứ công đoạn tẩy nhuộm nào, vô cùng an toàn cho người sử dụng, có độ cứng cao hơn hẳn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Thường được phủ lên bề mặt một lớp bảo vệ như Veneer, Laminate, Melamine… ngoài ra còn được thiết kế với nhiều họa tiết đẹp mắt.
- Gỗ HDF lõi xanh: Gỗ ván ép lõi xanh là một dòng gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến, có chức năng chống thấm và chống ẩm vượt trội, thích hợp sử dụng ở những vị trí ngoài trời hoặc phải tiếp xúc với nước. Với công nghệ nén ép hiện tại với áp lực lên đến 900kg/m3 nên loại gỗ này có kết cấu cực kỳ vững chắc. Màu xanh của lõi gỗ cũng được chế tạo từ màu công nghiệp organic, đây là loại màu tự nhiên cực kỳ an toàn và không gây hại cho người sử dụng.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF:
- Sử dụng công nghệ ép chất lượng cao nên tạo thành kết cấu vững chắc, bề mặt nhẵn mịn, mang đến tính thẩm mỹ cao.
- Chịu được áp lực tốt, không bị nứt vỡ hay biến dạng khi xảy ra va đập mạnh.
- Hoàn toàn không bị cong vênh hay trương phù nếu xảy ra tình trạng thay đổi nhiệt.
- Cách âm, chống ồn tốt, chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
- Thành phần gỗ tự nhiên hàm lượng cao, hoàn toàn thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
- Cốt gỗ khá tốt, ngăn chặn tình trạng ẩm mốc và mối mọt phá hoại vô cùng hiệu quả.
- Đa dạng màu sắc, kích thước, kiểu dáng tủ bếp cho bạn lựa chọn, thích hợp với hầu hết các thiết kế nội thất khác nhau.
- Thường được sơn phết hoặc phủ một lớp Melamine, Acrylic… lên bề mặt gỗ, bảo vệ mặt gỗ không bị hư hại bởi các tác nhân môi trường.
- Chi phí khá hợp lý.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF:
- Nhìn chung, cho dù được thiết kế chắc chắn như thế nào thì gỗ HDF cũng nên được bảo quản thật kỹ trong quá trình sử dụng, nếu ngâm trong môi trường nước kéo dài thì tủ gỗ sẽ bị vỡ kết cấu và bị bung ra.
- Chỉ được sơn phủ lên bề mặt mà không thể chạm trổ tinh xảo như gỗ thật.
So với hai dòng gỗ công nghiệp khác là MFC và MDF thì gỗ HDF có độ bền cũng chất lượng vượt trội hơn. Nhưng dù thế nào, để một sản phẩm tủ bếp có thể sử dụng được lâu dài, bên bỉ theo thời gian thì quá trình vệ sinh, bảo quản đúng cách cũng là điều vô cùng cần thiết.
Thiết kế – thi công tủ bếp gỗ công nghiệp chất lượng, giá tốt ở đâu?
Là một doanh nghiệp thiết kế thi công tủ bếp và nội thất trọn gói với hơn 18 năm trong ngành, VINAKIT tự hào vì đã và đang mang đến thị trường những sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất.
Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp của VINAKIT hiện đang nhận được nhiều đánh giá cao từ người tiêu dùng hiện nay. Với thiết phong phú với nhiều kiểu dáng, kích thước, chất liệu gỗ như MFC, MDF, HDF… và sử dụng nhiều lớp phủ chất lượng như Melamine, Acrylic, Veneer… Các sản phẩm tủ bếp chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một không gian bếp hiện đại, sang trọng và ấm cúng nhất.
Một số công trình thực tế tủ bếp làm bằng gỗ công nghiệp mà VINAKIT đã thiết kế – thi công cho khách hàng của chúng tôi là:
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp phổ biến hiện nay cũng như muốn được tư vấn chi tiết chi phí thi công tủ bếp, có thể liên hệ ngay với VINAKIT để được hỗ trợ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Kinh nghiệm làm tủ bếp đẹp, chất lượng, tiết kiệm chi phí
- Thi công tủ bếp gỗ công nghiệp tại Hà Nội giá tốt, số 1 về chất lượng
- 20+ Mẫu tủ bếp tân cổ điển gỗ công nghiệp đẹp, cao cấp nhất
- Tủ bếp Inox: Cấu tạo, Phân loại, Nhà máy sản xuất lớn nhất VN
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!